Ngày 29/5/2023, Tổng cục Thuế ban hành Công văn số 2121/TCT-CS hướng dẫn về lập hóa đơn thực hiện Nghị định số 15/2022/NĐ-CP (“NĐ 15”).
Tại văn bản này, TCT đã có hướng dẫn chi tiết cho một số trường hợp bao gồm: (1) lập hóa đơn có thời điểm lập đặc thù, (2) sau ngày 31/12/2022 phát hiện có sai sót, (3) sau ngày 31/12/2022 trả lại hàng hóa do không đúng quy cách/chất lượng, (4) chiết khấu thương mại.
Cụ thể như tại bảng dưới đây:
Bình luận của chúng tôi:
(*): Một số ý kiến cho rằng, đối với nội dung này, đọc công văn cần hiểu “không điều chỉnh giá tính thuế” thì mới áp dụng thuế suất 8%. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy thuế suất 8% áp dụng đối với “điều chỉnh giá tính thuế” mới hợp lý vì các lí do sau: (1) trường hợp ý tưởng của TCT là “không điều chỉnh” thì TCT hoàn toàn có thể diễn đạt theo cách ngắn gọn hơn là “không ảnh hưởng tới tiền hàng, giá tính thuế và thuế GTGT”; (2) chúng tôi hiểu ý tưởng của cơ quan thuế là hạn chế rủi ro doanh nghiệp lợi dụng chính sách giảm thuế 8% khi bán hàng trong năm 2023 nhưng không lập hoá đơn mà lại điều chỉnh tăng số lượng hàng hóa đã bán năm 2022 để nộp ít thuế hơn; do đó, mới không cho phép áp dụng thuế 8% khi điều chỉnh/thay thế với riêng trường hợp này; (3) thời điểm xác định thuế GTGT là thời điểm chuyển giao quyền sử dụng/quyền sở hữu hàng hóa, việc điều chỉnh giá tính thuế không làm thay đổi thời điểm này nên phải áp dụng thuế GTGT 8% như tại hóa đơn gốc.
📮 Cập nhật: Tại Công văn 1771/CTBDI-TTHT ngày 31/5/2023, Cục Thuế tỉnh Bình Định đã hướng dẫn: "Nếu xuất hóa đơn điều chỉnh giá tính thuế thì hóa đơn điều chỉnh được ghi thuế suất 8%." Như vậy, có thể thấy cách hiểu trên của chúng tôi là thống nhất với quan điểm của cơ quan thuế.
(**): Chúng tôi cho rằng đây là một chi tiết rất đáng chú ý khi TCT hướng dẫn cụ thể người bán là bên lập hóa đơn trả lại hàng hóa. Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP (“NĐ 123”), người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua bao gồm cả các trường hợp xuất hàng hoá dưới hình thức hoàn trả hàng hoá. Như vậy, quy định này khác với quy định trước đây tại Thông tư 39/2014/TT-BTC yêu cầu người mua lập hóa đơn khi xuất hàng trả lại cho người bán (tiết 2.8 điểm 2 Phụ lục 04). Hiện tại, dường như theo lối mòn trước đây, nhiều cơ quan thuế vẫn hướng dẫn người mua lập hóa đơn trong trường hợp này (xem chi tiết tại đây). Theo quan điểm của chúng tôi, chưa bàn đến tính hợp lý của quy định, không chỉ áp dụng cho tình huống liên quan đến NĐ 15, nguyên tắc “người bán lập hóa đơn” cần được áp dụng cho trường hợp hoàn trả hàng hóa nói chung từ ngày hiệu lực của NĐ 123.
Tags:
[VAT]
8%
chiết khấu thương mại
giảm thuế
GTGT
hoá đơn điện tử
hoàn trả hàng hoá
invoice
NĐ 15/2022
Nghị định 123
nổi bật
sai sót
Tổng cục Thuế