Câu hỏi: Từ ngày 01/07/2022, khi xuất khẩu hàng hoá, doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và trực tiếp phải lập hoá đơn loại nào? Thời điểm lập hoá đơn xác định như thế nào?
Trả lời:
1, Về loại hoá đơn
Trước đây, theo quy định tại Thông tư 119/2014/TT-BTC (sửa đổi Thông tư 39/2014/TT-BTC), doanh nghiệp không cần lập hoá đơn GTGT/bán hàng khi xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ (chỉ cần lập hoá đơn thương mại để phục vụ thủ tục hải quan).
Tuy nhiên, theo quy định mới tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP, xuất khẩu HHDV ra nước ngoài/vào khu phi thuế quan lại quay trở lại thuộc trường hợp phải lập hoá đơn GTGT/bán hàng.
Cụ thể, tại Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định:
“Điều 8. Loại hóa đơnHóa đơn quy định tại Nghị định này gồm các loại sau:1. Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn dành cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động:…c) Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;d) Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.2. Hóa đơn bán hàng là hóa đơn dành cho các tổ chức, cá nhân như sau:a) Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp sử dụng cho các hoạt động:…- Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;- Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.b) Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.
Về hồ sơ hải quan, căn cứ quy định tại Điều 24 Luật Hải quan và quy định tại điểm b khoản 1 Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan nhấn mạnh tại Công văn số 2054/TCHQ-GSQL ngày 03/6/2022:
“…hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu bao gồm hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán, không quy định phải phát hành thêm hóa đơn GTGT điện tử để làm thủ tục xuất khẩu.”
Tổng kết:
📌 Phải sử dụng hoá đơn điện tử GTGT/bán hàng khi xuất khẩu hàng hoá
📌 Hồ sơ hải quan không yêu cầu bao gồm hoá đơn điện tử, chỉ cần hoá đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương. Do hoá đơn điện tử cũng là chứng từ tương đương hoá đơn thương mại, nếu đã lập hoá đơn điện tử trước khi làm thủ tục hải quan thì có thể dùng hoá đơn điện tử trong hồ sơ (không cần hoá đơn thương mại riêng nữa). Tuy nhiên, trong trường hợp này, cần lưu ý để đảm bảo hoá đơn điện tử có nội dung phù hợp với quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ UCP 600 và các thông lệ quốc tế khác để phục vụ cho việc thực hiện hợp đồng, thanh toán L/C,….
📌 Hoá đơn đối với xuất, nhập khẩu tại chỗ trong hồ sơ hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn 8042/BTC-TCHQ ngày 12/8/2022 và Công văn 13870/BTC-TCHQ ngày 18/12/2023 của Bộ Tài chính
📌 Hồ sơ hải quan không yêu cầu bao gồm hoá đơn điện tử, chỉ cần hoá đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương. Do hoá đơn điện tử cũng là chứng từ tương đương hoá đơn thương mại, nếu đã lập hoá đơn điện tử trước khi làm thủ tục hải quan thì có thể dùng hoá đơn điện tử trong hồ sơ (không cần hoá đơn thương mại riêng nữa). Tuy nhiên, trong trường hợp này, cần lưu ý để đảm bảo hoá đơn điện tử có nội dung phù hợp với quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ UCP 600 và các thông lệ quốc tế khác để phục vụ cho việc thực hiện hợp đồng, thanh toán L/C,….
📌 Hoá đơn đối với xuất, nhập khẩu tại chỗ trong hồ sơ hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn 8042/BTC-TCHQ ngày 12/8/2022 và Công văn 13870/BTC-TCHQ ngày 18/12/2023 của Bộ Tài chính
2, Thời điểm lập hoá đơn
Tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định:
“3. Quy định về áp dụng hóa đơn điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý đối với một số trường hợp cụ thể theo yêu cầu quản lý như sau:c) Cơ sở kinh doanh kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (kể cả cơ sở gia công hàng hóa xuất khẩu) khi xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng điện tử.Khi xuất hàng hóa để vận chuyển đến cửa khẩu hay đến nơi làm thủ tục xuất khẩu, cơ sở sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ theo quy định làm chứng từ lưu thông hàng hóa trên thị trường. Sau khi làm xong thủ tục cho hàng hóa xuất khẩu, cơ sở lập hóa đơn giá trị gia tăng cho hàng hóa xuất khẩu.”
👉 Lưu ý: Quy định này chỉ áp dụng cho cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo PP khấu trừ.
Tại Công văn 8404/BTC-TCT ngày 23/8/2022, Bộ Tài chính hướng dẫn Cục thuế tỉnh Bắc Ninh:
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 4, Điều 8, Điều 9 và điểm c khoản 3 Điều 13 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ.Từ 01/07/2022, thực hiện áp dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP , theo đó, hóa đơn bán hàng điện tử là hóa đơn dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan, tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp sử dụng cho các hoạt động, trong đó, có xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài. Việc lập hóa đơn điện tử đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nhằm mục đích chuyển dữ liệu doanh thu xuất khẩu cho cơ quan thuế để thực hiện việc quản lý.Về trường hợp Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam (SEV) và Công ty TNHH Samsung Display Việt Nam là doanh nghiệp chế xuất có thực hiện xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài thì thống nhất với đề xuất xử lý của Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh tại công văn số 1495/CTBNI-TTHT ngày 11/5/2022: Từ ngày 01/7/2022, thời điểm lập hóa đơn điện tử khi doanh nghiệp chế xuất xuất khẩu sản phẩm và trường hợp xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020.
Tổng hợp các văn bản trên, có thể thấy thời điểm lập hoá đơn đối với xuất khẩu hàng hoá thực hiện như sau:
- Tổ chức nộp thuế GTGT theo PP khấu trừ: thời điểm lập hoá đơn là thời điểm làm xong thủ tục cho hàng hoá xuất khẩu.
- Tổ chức nộp thuế GTGT theo PP trực tiếp và Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan: thời điểm lập hoá đơn là thời điểm lập hoá đơn áp dụng chung cho bán hàng hoá (tức là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá).{alertInfo}
👉 Lưu ý: Theo quan điểm của Tổng cục Hải quan*, sau khi hàng hoá được thông quan (sau khi hoàn thành thủ tục hải quan - thời điểm ghi nhận doanh thu xuất khẩu và hoàn thành nghĩa vụ thuế), hàng hoá còn phải được xác định thực xuất khẩu (theo Điều 53 Thông tư 38/2015/TT-BTC) thì mới được coi là hoàn tất thủ tục xuất khẩu (thời điểm có lập hoá đơn xuất khẩu theo Nghị định 123). Như vậy, đối với tổ chức nộp thuế GTGT theo PP khấu trừ, chỉ khi hàng hoá xuất khẩu cùng ngày với thông quan thì thời điểm lập hoá đơn xuất khẩu mới trùng với thời điểm ghi nhận doanh thu xuất khẩu.
(*Xem trang 10 Phụ lục Giấy mời họp số 207/GM-TCT ngày 10/8/2023)
👉 Lưu ý: Theo quy định tại khoản 4 Điều 16 Thông tư 219/2013/TT-BTC (được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 119/2014/TT-BTC), ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế (GTGT, TNDN**) là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan. Như vậy, trong trường hợp người xuất khẩu là tổ chức nộp thuế theo PP trực tiếp hoặc là tổ chức trong khu phi thuế quan, thời điểm lập hoá đơn sẽ không trùng với thời điểm xác định doanh thu tính thuế. Bên cạnh đó, thời điểm lập hoá đơn cũng sẽ thường không trùng với thời điểm ghi nhận doanh thu kế toán (do kế toán ghi nhận theo thời điểm chuyển giao rủi ro, phụ thuộc vào từng điều kiện giao hàng Incoterms cụ thể). Những chênh lệch này là hoàn toàn hợp pháp do quy định khác nhau giữa các lĩnh vực. Theo đó, kế toán viên không nhất thiết phải "ép" các thời điểm này trùng khớp với nhau. Dù vậy, đây cũng là một bất cập của chính sách mà Bộ Tài chính nên xem xét sửa đổi sớm để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Vấn đề này đã từng được Diễn dàn doanh nghiệp Việt Nam kiến nghị* và được Bộ Tài chính tiếp thu để đưa vào Nghị định 123/2020/NĐ-CP (quy định đặc thù cho thời điểm lập hoá đơn hàng xuất khẩu khớp với thời điểm tính thuế). Thế nhưng, để trọn vẹn hơn, Bộ Tài chính lẽ ra nên trình Chính phủ quy định áp dụng cho hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp nói chung thay vì chỉ riêng cho các doanh nghiệp kê khai theo phương pháp khấu trừ.
(**Xem Kiến nghị số 2 - Công văn số 5476/BTC-CST ngày 07/5/2020)
Tags:
[Invoice]
Bộ Tài chính
Cục thuế Bắc Ninh
hoá đơn
hoá đơn điện tử
hỏi đáp
Nghị định 123
nổi bật
Thông tư 119
Tổng cục Hải quan
Tổng cục Thuế