Dấu phẩy tưởng là nhỏ trong văn bản quy định pháp luật nhưng nếu dùng sai có thể gây tranh cãi lớn giữa doanh nghiệp và cơ quan thanh, kiểm tra.
“TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất:
- TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất bao gồm:
+ Quyền sử dụng đất được nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp (bao gồm quyền sử dụng đất có thời hạn, quyền sử dụng đất không thời hạn).
+ Quyền sử dụng đất thuê trước ngày có hiệu lực của Luật Đất đai năm 2003 mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc đã trả trước tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời hạn thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất là năm năm và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
…
- Quyền sử dụng đất không ghi nhận là TSCĐ vô hình gồm:
+ Quyền sử dụng đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất.
+ Thuê đất trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê (thời gian thuê đất sau ngày có hiệu lực thi hành của Luật đất đai năm 2003, không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) thì tiền thuê đất được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh theo số năm thuê đất.
+ Thuê đất trả tiền thuê hàng năm thì tiền thuê đất được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ tương ứng số tiền thuê đất trả hàng năm.
- Đối với các loại tài sản là nhà, đất đai để bán, để kinh doanh của công ty kinh doanh bất động sản thì doanh nghiệp không được hạch toán là TSCĐ và không được trích khấu hao ”
Quy định tưởng như rất rõ ràng. Tuy nhiên, nhiều cơ quan kiểm tra, kiểm toán cho rằng đất trả tiền một lần không được ghi nhận TSCĐ vô hình phải đảm bảo cả 2 điều kiện: 1) thời gian thuê đất sau ngày có hiệu lực thi hành của Luật đất đai năm 2003, 2) không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tức là hiểu dấu phẩy (“,”) trong đoạn tô vàng nêu trên là “và” thay vì “hoặc”.
Nếu hiểu như trên, đặt trong tổng thể quy định, chúng ta thấy ngay đất thuê dài hạn sau năm 2003 mà có GCN QSD đất thì hạch toán ghi nhận TSCĐ cũng không được mà không ghi nhận cũng không xong.
Chính vì vậy, vừa qua, Bộ Tài chính đã có Công văn số 12662/BTC-QLKT ngày 5/11/2021 làm rõ vấn đề:
Như vậy, dấu phẩy ở trong Thông tư 45 cần phải hiểu là “hoặc”.
Câu chuyện này đặt ra yêu cầu cho các cơ quan nhà nước phải rất chú trọng đến “tiểu tiết” trong văn bản quy phạm pháp luật. Tranh cãi trên sẽ không xảy ra nếu Bộ Tài chính ghi rõ chữ “hoặc” thay vì để dấu phẩy. Thậm chí Bộ Tài chính không cần thiết phải quy định các trường hợp không ghi nhận TSCĐ vì đã quy định các trường hợp được ghi nhận rồi thì còn lại sẽ không ghi nhận.
Chính vì vậy, vừa qua, Bộ Tài chính đã có Công văn số 12662/BTC-QLKT ngày 5/11/2021 làm rõ vấn đề:
“Như vậy, tiền thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê được ghi nhận là TSCĐ vô hình khi thỏa mãn 2 điều kiện: Thuê trước ngày có hiệu lực thi hành của Luật đất đai năm 2003 và có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Không hạch toán vào TSCĐ vô hình đối với tiền thuê đất trả một lần cho cả thời gian thuê trong trường hợp: Thuê đất sau ngày có hiệu lực thi hành của Luật đất đai năm 2003 hoặc không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.”
Như vậy, dấu phẩy ở trong Thông tư 45 cần phải hiểu là “hoặc”.
Câu chuyện này đặt ra yêu cầu cho các cơ quan nhà nước phải rất chú trọng đến “tiểu tiết” trong văn bản quy phạm pháp luật. Tranh cãi trên sẽ không xảy ra nếu Bộ Tài chính ghi rõ chữ “hoặc” thay vì để dấu phẩy. Thậm chí Bộ Tài chính không cần thiết phải quy định các trường hợp không ghi nhận TSCĐ vì đã quy định các trường hợp được ghi nhận rồi thì còn lại sẽ không ghi nhận.
Ảnh: cookie_studio
Tags:
[CIT]
kế toán
khấu hao
nổi bật
phân tích
quyền sử dụng đất
tài sản cố định
thuế chuyên sâu
TNDN
TT 45/2013