Ngày 27/12/2021, Tổng cục Thuế ban hành Công văn số 5113/TCT-CS hướng dẫn cục thuế các địa phương một số nội dung về hóa đơn điện tử. Nội dung tương đối dài của Công văn này và lí do cần phải làm rõ một số nội dung tại Công văn có thể được tóm tắt như sau:
1, Về xử lý hóa đơn đã lập có sai sót
Làm rõ: Cơ quan thuế phải gửi thông báo về việc tiếp nhận và kết quả xử lý sau khi tiếp nhận Mẫu số 04/SS-HĐĐT do người bán gửi đến (Lí do cần làm rõ: Tại Nghị định 123 chưa quy định rõ CQT có cần gửi thông báo đối với trường hợp sai sót tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 19 hay không).
Làm rõ: Thủ trưởng cơ quan thuế có thể ủy quyền cho cấp dưới là lãnh đạo ký số thông báo theo Mẫu số 01/TB-SSĐT (Lí do cần làm rõ: Tại Nghị định 123 chưa quy định rõ vấn đề này).
2, Về trình tự, thủ tục tiêu hủy
Làm rõ: Việc tiêu hủy theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 27 Nghị định 123/2020/NĐ-CP (áp dụng đối với hoá đơn đặt in mua của cơ quan thuế theo Nghị định 123). Trong thời gian Thông tư số 39/2014/TT-BTC còn hiệu lực, NNT thực hiện: Gửi Thông báo hủy hóa đơn (Mẫu TB03/AC) và Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (BC26) để CQT nhập vào ứng dụng Quản lý ấn chỉ. (Lí do cần làm rõ: Tại Nghị định 123 chỉ hướng dẫn tiêu huỷ hoá đơn giấy đặt in mua của CQT, chưa hướng dẫn cho tiêu huỷ hoá đơn giấy tự in, đặt in và hoá đơn điện tử.)
Làm rõ:
- Không nhất thiết phải có phần mềm kế toán khi sử dụng hóa đơn có mã (như quy định tại Thông tư 32/2011/TT-BTC)
- Chỉ cần có phần mềm lập HĐĐT có kết nối Internet đáp ứng lập, gửi HĐĐT đến cơ quan thuế và người mua
Lí do cần làm rõ: Nhiều CQT máy móc áp dụng quy định cũ.
4, Về sử dụng đồng thời hóa đơn có mã và không có mã
Làm rõ: Trường hợp người bán có nhiều ngành nghề thì đối với ngành nghề được phép lập hóa đơn không có mã thì đăng ký sử dụng hóa đơn không có mã; các ngành nghề còn lại vẫn phải sử dụng hóa đơn có mã. => Có thể dùng đồng thời 2 loại có mã và không có mã.
(Trước mắt vẫn thực hiện đăng ký 1 loại theo phân loại sẵn của CQT. TCT sẽ nâng cấp ứng dụng để đăng ký 2 loại nếu cần thiết.)
Lí do cần làm rõ: Tại Luật Quản lý thuế quy định DN kinh doanh trong một số lĩnh vực được áp dụng hoá đơn không có mã (chứ không phải quy định lĩnh vực kinh doanh được áp dụng). Một số ý kiến cho rằng nếu DN kinh doanh nhiều ngành nghề thì chỉ cần một ngành nghề thuộc danh sách sẽ được áp dụng hoá đơn không có mã với cả ngành nghề còn lại.
5, Về triển khai tại hệ thống Công ty mẹ - con, chi nhánh
Làm rõ: Đối với mô hình Công ty mẹ có các Chi nhánh, Công ty con có sử dụng chung phần mềm kế toán, phần mềm lập hóa đơn và chỉ có Công ty mẹ có trụ sở tại 6 tỉnh áp dụng sớm (Chi nhánh, Công ty con thì không):
- Trường hợp Công ty mẹ hoặc Chi nhánh không đủ điều kiện áp dụng hóa đơn không có mã thì cả 2 áp dụng hoá đơn có mã và Chi nhánh triển khai theo lộ trình của Công ty mẹ (tức áp dụng sớm).
- Trường hợp toàn bộ hệ thống đáp ứng được điều kiện về ngành nghề sử dụng hóa đơn không có mã, nhưng hệ thống CNTT chưa sẵn sàng: tùy tình hình cụ thể tại DN, Cục thuế hướng dẫn áp dụng theo thực hiện phát sinh (có thể hiểu là DN có thể chưa cần triển khai HĐĐT nếu đang xây dựng hệ thống CNTT hoặc phải sử dụng ngay HĐĐT có mã nếu không có ý định xây dựng hệ thống CNTT).