Căn cứ trên thủ tục thông quan, hàng hóa có thể dễ dàng xác định là hàng hóa xuất khẩu để áp dụng thuế suất 0%. Tuy nhiên, đối với dịch vụ thì câu chuyện không đơn giản như vậy.
Cùng với sự phát triển của Internet và kinh tế số, càng ngày càng có nhiều dịch vụ được cung cấp qua mạng Internet, mạng viễn thông khác. Với cách thức cung cấp này, rất khó để xác định liệu dịch vụ có được tiêu dùng ở nước ngoài (điều kiện quan trọng để xác định dịch vụ xuất khẩu) trong một số trường hợp.
Cùng với sự phát triển của Internet và kinh tế số, càng ngày càng có nhiều dịch vụ được cung cấp qua mạng Internet, mạng viễn thông khác. Với cách thức cung cấp này, rất khó để xác định liệu dịch vụ có được tiêu dùng ở nước ngoài (điều kiện quan trọng để xác định dịch vụ xuất khẩu) trong một số trường hợp.
Bên cạnh đó, cũng có nhiều ý kiến tranh cãi về ý nghĩa của cụm từ "tiêu dùng ở nước ngoài". Một số cho rằng dịch vụ được tiêu dùng ở nước ngoài khi toàn bộ quá trình cung cấp dịch vụ diễn ra ở nước ngoài, bên cung cấp và bên mua đều ở nước ngoài (bản thân quá trình cung cấp được xem là tiêu dùng). Tuy nhiên, một số quan điểm khác lại cho rằng chỉ cần kết quả của dịch vụ được tiêu dùng ở nước ngoài thì dịch vụ đó được xem là tiêu dùng ở nước ngoài (ví dụ, bên Việt Nam tạo ra một 1 file thiết kế cung cấp cho doanh nghiệp nước ngoài thì dù việc thiết kế được thực hiện tại Việt Nam nhưng file thiết kế (kết quả) được sử dụng ở nước ngoài vẫn được xem là dịch vụ xuất khẩu).
Các công văn trả lời trong năm 2020 đã cho thấy rõ hơn quan điểm của cơ quan thuế về vấn đề này.
Ngoài ra, các cục thuế cũng đưa ra hướng dẫn cụ thể về dịch vụ xuất khẩu tại chỗ, môi giới khách hàng, cung ứng nhân lực, cho thuê kênh truyền số liệu,...
Ảnh: freepik