Mới đây, CafeF vừa có bài viết "Nhận lương trên 1 tỷ/năm đã chịu thuế 35% vì sao nữ lập trình viên thu nhập 330 tỷ chỉ đóng thuế 7%?". Bài viết giật tít và đưa nội dung so sánh tỉ lệ thuế giữa cá nhân kinh doanh và cá nhân làm công ăn lương. Tuy nhiên, bài viết không đưa ra lí giải vì sao cá nhân kinh doanh lại chỉ áp dụng thuế suất 7%. Điều này vô tình dẫn tới dư luận hiểu nhầm rằng việc cá nhân kinh doanh chỉ đóng thuế 7% là bất công so với nhân viên văn phòng đóng thuế 35% (mức cao nhất trong biểu thuế lũy tiến từng phần).
Nhưng cần bóc tách kĩ con số 7% này. Cụ thể, 7% là tỉ lệ nộp thuế tính trên doanh thu, bao gồm:
- 5% thuế GTGT: Mức này thấp hơn 10% so với doanh nghiệp thông thường, nhưng doanh nghiệp còn được khấu trừ thuế GTGT đầu vào (còn cá nhân kinh doanh thì không).
- 2% thuế TNCN: Mức này được cơ quan thuế đưa ra dựa trên mức 5% tỉ lệ trên doanh thu áp dụng với doanh nghiệp (thấp hơn do tính đến giảm trừ gia cảnh). Vậy tại sao là 5%? Ngành thuế xác định chi phí của ngành dịch vụ chiếm khoảng 75% doanh thu, từ đó lợi nhuận tính thuế chiếm khoảng 25% doanh thu, đóng thuế với thuế suất 20% thì tỉ lệ tính thuế là 25% x 20% = 5%. Như vậy, có thể hiểu, cá nhân kinh doanh đóng thuế với tỉ lệ thuế thu nhập thấp hơn là do được tính trừ các chi phí liên quan đến kinh doanh. Cá nhân kinh doanh khác cá nhân làm công ăn lương thông thường là họ phát sinh các chi phí đầu vào để kinh doanh tương tự như một doanh nghiệp (ngoài các chi phí sinh hoạt đã được tính vào giảm trừ gia cảnh danh nghĩa).
Vì vậy nhìn chung tỉ lệ 7% không phải là vô lí.
Do đó, câu chuyện ở đây không phải là so sánh mức 7% với mức 35%. Thay vào đó, phải xác định chi phí đầu vào của cá nhân kinh doanh có chiếm đến 75% doanh thu hay không? Nếu chỉ phí đầu vào chỉ chiếm 50% thì rõ ràng đăng kí thuế với tư cách cá nhân kinh doanh sẽ được lợi về thuế.
Nhiều người đặt câu hỏi làm sao một cá nhân lập trình viên một năm có thể đạt được thu nhập đến hơn 300 tỷ. Thì câu trả lời có thể là tối ưu thuế. Người ta có thể có cả một công ty đứng sau nhưng khi nhận thu nhập thì coi đó là thu nhập cá nhân để có thể đóng thuế ít hơn. Nhưng cũng có thể là vì việc Make Money Online (MMO) không đòi hỏi phải có hóa đơn GTGT để giao cho khách hàng, trong khi thủ tục thành lập công ty phức tạp, nên các cá nhân kinh doanh cũng không có nhu cầu và động lực để chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp.
Còn đối với chính sách thuế, bài toán đặt ra xác định lại một tỉ lệ tính thuế hợp lí. Nên chăng cần xem xét không gộp chung dịch vụ liên quan đến tài sản trí tuệ vào dịch vụ nói chung để áp dụng cùng một tỉ lệ thuế (do chi phí đầu vào khác nhau). Hiện tại, đối với các nhà thầu nước ngoài (bao gồm cá nhân kinh doanh nước ngoài) phát sinh thu nhập tại Việt Nam, thu nhập từ bản quyền bị áp dụng tỉ lệ thuế TNDN trên doanh thu là 10% (cao hơn so với dịch vụ thông thường). Do đó, cần sớm nghiên cứu để đưa ra một tỉ lệ tính thuế hợp lí tương tự đối với cá nhân kinh doanh là người Việt Nam.
- 5% thuế GTGT: Mức này thấp hơn 10% so với doanh nghiệp thông thường, nhưng doanh nghiệp còn được khấu trừ thuế GTGT đầu vào (còn cá nhân kinh doanh thì không).
- 2% thuế TNCN: Mức này được cơ quan thuế đưa ra dựa trên mức 5% tỉ lệ trên doanh thu áp dụng với doanh nghiệp (thấp hơn do tính đến giảm trừ gia cảnh). Vậy tại sao là 5%? Ngành thuế xác định chi phí của ngành dịch vụ chiếm khoảng 75% doanh thu, từ đó lợi nhuận tính thuế chiếm khoảng 25% doanh thu, đóng thuế với thuế suất 20% thì tỉ lệ tính thuế là 25% x 20% = 5%. Như vậy, có thể hiểu, cá nhân kinh doanh đóng thuế với tỉ lệ thuế thu nhập thấp hơn là do được tính trừ các chi phí liên quan đến kinh doanh. Cá nhân kinh doanh khác cá nhân làm công ăn lương thông thường là họ phát sinh các chi phí đầu vào để kinh doanh tương tự như một doanh nghiệp (ngoài các chi phí sinh hoạt đã được tính vào giảm trừ gia cảnh danh nghĩa).
Vì vậy nhìn chung tỉ lệ 7% không phải là vô lí.
Do đó, câu chuyện ở đây không phải là so sánh mức 7% với mức 35%. Thay vào đó, phải xác định chi phí đầu vào của cá nhân kinh doanh có chiếm đến 75% doanh thu hay không? Nếu chỉ phí đầu vào chỉ chiếm 50% thì rõ ràng đăng kí thuế với tư cách cá nhân kinh doanh sẽ được lợi về thuế.
Nhiều người đặt câu hỏi làm sao một cá nhân lập trình viên một năm có thể đạt được thu nhập đến hơn 300 tỷ. Thì câu trả lời có thể là tối ưu thuế. Người ta có thể có cả một công ty đứng sau nhưng khi nhận thu nhập thì coi đó là thu nhập cá nhân để có thể đóng thuế ít hơn. Nhưng cũng có thể là vì việc Make Money Online (MMO) không đòi hỏi phải có hóa đơn GTGT để giao cho khách hàng, trong khi thủ tục thành lập công ty phức tạp, nên các cá nhân kinh doanh cũng không có nhu cầu và động lực để chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp.
Còn đối với chính sách thuế, bài toán đặt ra xác định lại một tỉ lệ tính thuế hợp lí. Nên chăng cần xem xét không gộp chung dịch vụ liên quan đến tài sản trí tuệ vào dịch vụ nói chung để áp dụng cùng một tỉ lệ thuế (do chi phí đầu vào khác nhau). Hiện tại, đối với các nhà thầu nước ngoài (bao gồm cá nhân kinh doanh nước ngoài) phát sinh thu nhập tại Việt Nam, thu nhập từ bản quyền bị áp dụng tỉ lệ thuế TNDN trên doanh thu là 10% (cao hơn so với dịch vụ thông thường). Do đó, cần sớm nghiên cứu để đưa ra một tỉ lệ tính thuế hợp lí tương tự đối với cá nhân kinh doanh là người Việt Nam.
Đọc thêm: