Có cơ sở để không áp dụng giảm trừ gia cảnh đối với hộ kinh doanh

Gần đây, có rất nhiều đề xuất tăng mức giảm trừ gia cảnh (GTGC) khi tính thuế TNCN. Liên quan đến vấn đề này, cũng có ý kiến thắc mắc: tại sao GTGC chỉ áp dụng đối với cá nhân có thu nhập từ tiền công, tiền lương, mà không áp dụng đối với hộ kinh doanh? Chính sách thuế TNDN như vậy đã đảm bảo sự công bằng giữa các đối tượng trong xã hội? 

Trả lời câu hỏi này, bà Tạ Thị Phương Lan, Phó Vụ trưởng Vụ quản lý DN nhỏ và vừa, hộ, cá nhân kinh doanh của Tổng cục Thuế cho biết tỉ lệ thuế TNCN áp trên doanh thu của hộ kinh doanh đã ngầm định bao gồm khoản giảm trừ gia cảnh.


Cụ thể, biểu thuế suất thuế TNCN toàn phần trên doanh thu đối với 3 nhóm ngành nghề chính là từ 0,5% (thương mại), 2% (sản xuất, vận tải), 5% (dịch vụ). Các mức thuế suất này đã đảm bảo 2 nguyên tắc: (1) hộ kinh doanh được áp dụng tỷ lệ chi phí như DN siêu nhỏ; (2) đảm bảo được tính thêm khoản GTGC theo hình thức xây dựng mức điều tiết thuế TNCN thấp hơn mức thuế TNDN.

Lấy ví dụ, đối với DN siêu nhỏ trong ngành thương mại, tỷ lệ thuế TNDN là 1% tính trên doanh thu. Đối chiếu với mức thuế suất thuế TNDN thông thường là 20% thì lợi nhuận trước thuế TNDN phải chịu thuế là 5% (= 1% : 20%) doanh thu. Theo đó, tổng mức chi phí được tính trên doanh thu là 95% (= 100% - 5%). Theo nguyên tắc (1) nêu trên thì các hộ kinh doanh trong ngành thương mại cũng được áp dụng tỉ lệ chi phí trên doanh thu là 95%, tức mức lợi nhuận trước thuế TNDN là 5% (bằng với DN siêu nhỏ). Tuy nhiên, hộ kinh doanh chỉ chịu mức thuế suất TNCN tính trên doanh thu là 0,5% (thấp hơn DN siêu nhỏ 0,5%). Chênh lệch 0,5% này chính là khoản bù đắp cho khoản GTGC đối với hộ kinh doanh (nguyên tắc (2)) với mục đích tăng lợi nhuận sau thuế cho hộ kinh doanh.

Tham khảo: tapchithue | Ảnh: Vnexpress

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

Bài viết chỉ chứa đựng thông tin chung và nhằm mục đích tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn cho trường hợp cụ thể của người đọc. Vui lòng cân nhắc kĩ càng trước khi sử dụng để đưa ra các quyết định.